1 - ÔNG ĐỒN
Đứng giữa chơi vơi một Ông Đồn
Về đâu ba ngả buổi chiều hôm
Núi Le thấp thỏm tuần trăng khuyết
Chan Chứa sầu tư tháng mưa tròn
Tình ý viễn du hà hải mộng
Áo cơm cầm cố cỏ cây thân
Úp vung quanh quẩn đồi cao thấp
Lạc mất đâu đây cái bóng câm !
2 - ÔNG ĐỒN
Ông Đồn một chóp ngả chia ba
Đất đỏ mưa trơn nắng bụi và
Núi đá ngàn năm núi đá vẫn
Chứa Chan muôn thuở chứa chan mà
Nước non dốc xuống hằn vết cũ
Xe cộ đường lên nặng tình xa
Bè bạn lòng sau còn đãi ngộ
Đất trời dung dưỡng đã ơn là !
* Quỳnh sinh ra ở Thừa Thiên-Huế.Sau giải phóng 30/4/75 di chuyển vào ở Giồng Riềng,Kiên Giang.Năm 1982 lại chuyển nhà lên ở ngã ba Ông Đồn,nay gọi là thị trấn Gia Ray,huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai.Ông Đồn là một ngọn đồi thoai thoải,dân cư lúc đầu còn thưa thớt ở tập trung trên chóp,sau lan dần tỏa rộng ra như ngày nay.Ngã ba Ông Đồn có ba ngả đi Sài Gòn,Phan Thiết và Đức Linh.Ngả về Đức Linh nay đã thông lên Lâm Đồng.Ngày trước tuyến đường Bắc_Nam còn đi ngang qua giữa lòng Ông Đồn,thường dừng lại nghỉ ngơi ăn uống.Chí ít xe cũng phải dừng lại để được kiểm soát với trạm Ông Đồn nổi tiếng một thời.Giờ đây Quốc lộ 1 đã có đường tránh,không còn đi vào nội ô thị trấn.Năm 1982,lúc quỳnh mới lên đây,ở giữa ngã ba chưa xây dựng công viên,vẫn còn là mảnh đất đỏ hình tam giác lõm xuống sâu trũng,ba con đường nhựa bao quanh như con đê chắn nước,tạo nên hồ nước tam giác đỏ quạch sau mưa..Đến mùa nắng khô đất đỏ sủi bụi,cơn gió đi qua,từ cây lá,phố phường và mái nhà như được tô đỏ đậm thêm hơn.Tuy nhiên,ở đây cũng có những địa danh rất thơ mộng như:núi Chứa Chan,cầu Gió Bay...Núi Chứa Chan,nếu đứng nhìn lên từ phía cầu Phước Hưng,có hình dáng một thiếu phụ đêm khuya nằm xõa tóc nhìn trăng,tuy rất buồn,nhưng nên thơ.Trang sau Quỳnh sẽ có 2 bài thơ liên quan đến địa danh này,sẽ giới thiệu cùng quý anh chị và các bạn hữu.
*Những tấm hình trên,con trai Quỳnh chụp đầu năm 2013,Ông Đồn của ngày nay.
* Hai bài thơ trên Quỳnh viết lúc mới đến Ông Đồn nên tâm trạng không tốt.Và,trước chỉ quen viết thơ tự do,nên hai bài này không giữ chỉnh luật và ép vần.Mong chỉ muốn nói lên có một thời như thế.Kính chúc sức khỏe !
* Quỳnh sinh ra ở Thừa Thiên-Huế.Sau giải phóng 30/4/75 di chuyển vào ở Giồng Riềng,Kiên Giang.Năm 1982 lại chuyển nhà lên ở ngã ba Ông Đồn,nay gọi là thị trấn Gia Ray,huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai.Ông Đồn là một ngọn đồi thoai thoải,dân cư lúc đầu còn thưa thớt ở tập trung trên chóp,sau lan dần tỏa rộng ra như ngày nay.Ngã ba Ông Đồn có ba ngả đi Sài Gòn,Phan Thiết và Đức Linh.Ngả về Đức Linh nay đã thông lên Lâm Đồng.Ngày trước tuyến đường Bắc_Nam còn đi ngang qua giữa lòng Ông Đồn,thường dừng lại nghỉ ngơi ăn uống.Chí ít xe cũng phải dừng lại để được kiểm soát với trạm Ông Đồn nổi tiếng một thời.Giờ đây Quốc lộ 1 đã có đường tránh,không còn đi vào nội ô thị trấn.Năm 1982,lúc quỳnh mới lên đây,ở giữa ngã ba chưa xây dựng công viên,vẫn còn là mảnh đất đỏ hình tam giác lõm xuống sâu trũng,ba con đường nhựa bao quanh như con đê chắn nước,tạo nên hồ nước tam giác đỏ quạch sau mưa..Đến mùa nắng khô đất đỏ sủi bụi,cơn gió đi qua,từ cây lá,phố phường và mái nhà như được tô đỏ đậm thêm hơn.Tuy nhiên,ở đây cũng có những địa danh rất thơ mộng như:núi Chứa Chan,cầu Gió Bay...Núi Chứa Chan,nếu đứng nhìn lên từ phía cầu Phước Hưng,có hình dáng một thiếu phụ đêm khuya nằm xõa tóc nhìn trăng,tuy rất buồn,nhưng nên thơ.Trang sau Quỳnh sẽ có 2 bài thơ liên quan đến địa danh này,sẽ giới thiệu cùng quý anh chị và các bạn hữu.
*Những tấm hình trên,con trai Quỳnh chụp đầu năm 2013,Ông Đồn của ngày nay.
* Hai bài thơ trên Quỳnh viết lúc mới đến Ông Đồn nên tâm trạng không tốt.Và,trước chỉ quen viết thơ tự do,nên hai bài này không giữ chỉnh luật và ép vần.Mong chỉ muốn nói lên có một thời như thế.Kính chúc sức khỏe !